Thứ Hai, 26 tháng 8, 2013

Phước Cho Nhân Loại


"Phước Cho Nhân Loại"

Giảng ngày 24 tháng 12 năm 2009 Mục sư John Schmidt.
Phân đoạn Kinh thánh: Thi thiên 98; Êsai 49:5-7; Philíp 2:6-11
            Chúng ta hãy cầu nguyện: Lạy Chúa, chúng con cảm tạ Ngài vì cơ hội nầy, khi chúng con để ra vài phút suy gẫm về Ngài, suy nghĩ về Lời của Ngài. Chúng con nài xin Ngài mở mắt, mở lòng chúng con ra. Xin giúp chúng con đáp ứng lại với ân điển mà Ngài ban bố cho chúng con. Chúng con cầu xin điều đó trong danh của Chúa Jêsus, Amen.
            Tôi sẽ trình bày rõ ràng với quí vị. Đây là Đêm Giáng Sinh. Nói như thế có nghĩa là ngày mai mới là ngày Chúa Giáng Sinh. Và tôi muốn giúp cho quí vị hình dung sáng ngày mai sẽ là buổi sáng như thế nào đấy thôi. Tôi nghĩ chúng ta sẽ bị đánh thức vào lúc 5 giờ 30 sáng. Đấy là thời điểm tốt lành. Có phải không? Vì đây là một ngày thực sự rất thú vị. Vì thế chúng ta phải dậy cho thật sớm. Chúng ta khoác lên người những chiếc váy thật ấm áp. Chúng ta đi xuống phòng nào có đặt cây Giáng Sinh.
            Chúng ta quây quần ở đó, rồi chúng ta khởi sự ngồi thành vòng tròn, và bố mẹ chạy vào trong bếp trong vài phút để pha càphê, vì đấy là việc quan trọng khác mà quí vị cần phải có. Và quí vị quây quần quanh cây Giáng sinh, ai nấy đến ngồi tại đó và bắt đầu nói tới các món quà tuyệt vời mà người ta trao cho nhau cách đây cả ngàn năm, vì chẳng có một gói quà nào đặt dưới cây Giáng sinh hết.
            Giờ đây, khi tôi chia sẻ tại buổi nhóm gia đình lễ bái cách đây mấy tiếng đồng hồ, ngay cả mấy đứa trẻ nhỏ ở đó cũng nhìn biết có một việc gì đó sai lầm rất nghiêm trọng với câu chuyện nầy vì mọi người đều biết đấy là Lễ Giáng Sinh. Rồi trong Lễ Giáng Sinh, quí vị cần phải đặt nhiều món quà ở dưới cây Giáng Sinh. Toàn bộ ý tưởng về việc quây quần quanh cây Giáng Sinh rồi chia sẻ một loại câu chuyện nào đó về người nầy người kia nhận được các món quà, có thể đấy là ngày lễ khác dành cho nhóm người khác, song đấy chẳng phải là Lễ Giáng Sinh.
            Tuy nhiên, có lúc tôi cảm thấy khi chúng ta vịn lấy lý do thuộc linh ở đàng sau Lễ Giáng Sinh, khi chúng ta khởi sự suy nghĩ về Chúa Jêsus, có khi chúng ta rơi vào loại thái độ như những gì chúng ta đang kỷ niệm ở đây là một món quà đã được trao cách đây mấy ngàn năm. Và nó chẳng có thực tế gì bao nhiêu trong giờ nầy đối với chúng ta. Chắc chắn đây là một câu chuyện lớn lao. Chúng ta muốn ghi nhớ câu chuyện ấy, và chúng ta muốn thuật lại câu chuyện đó. Câu chuyện của Đức Chúa Trời đến với trần gian trong Chúa Jêsus và mọi điều kỳ diệu của tình yêu ấy đang chỉ thẳng về phía Đức Chúa Trời. Nhưng phải thành thật về câu chuyện đó, thường thì đấy là chỗ câu chuyện ấy kết thúc đối với chúng ta. Đây là một câu chuyện hay. Một câu chuyện đáng nhớ. Chúng ta không trông mong một món quà làm thay đổi, làm thay đổi đời sống đến từ Đức Chúa Trời trong lúc nầy. Chẳng có món quà nào đặt dưới cây Giáng Sinh hết.
            Vào cuối buổi thờ phượng hôm nay, chúng ta sẽ hát lên một trong những bài hát Giáng Sinh nổi tiếng nhất từng có. Silent Night [Đêm yên lặng] là một bài trong số đó, nhưng bài hát chúng ta sẽ hát sau đây là bài Joy to the World [Phước Cho Nhân Loại]. Joy to the World [Phước Cho Nhân Loại] do Isaac Watts viết ra cách đây 300 năm. Isaac Watts đã sáng tác thơ văn trọn cả đời sống ông. Ngay khi còn là một đứa trẻ, ông đã có ân tứ trong việc ghi ra những vần thơ.
            Khi câu chuyện mở ra, cha của ông thường bắt gặp ông với đôi mắt mở ra trong suốt buổi gia đình lễ bái, khi gia đình nhóm lại cùng nhau đặng cầu nguyện (tôi nghĩ đây là một ý hay). Họ đang cầu nguyện, và người cha chú ý thấy Isaac đang ngước mắt nhìn lên trần nhà. Khi cha ông rầy rà vì ông không chú ý, Isaac giải thích rằng ông đang quan sát một con chuột chạy trên sợi dây thừng ở trong nhà. Nhưng ông không nói theo cách ấy. Thay vì thế, ông nói như vầy: "Một con chuột nhỏ, vì không có cầu thang, leo lên một sợi dây, thốt ra lời cầu nguyện của nó".
            Cha ông thực sự không nghĩ rằng đấy là một đáp ứng thích hợp, và thế là cha ông bắt đầu sửa phạt ông. Về mặt tự nhiên, Isaac không biết lúc nào phải nín miệng, rồi ông kêu la: "Cha ơi, xin thương xót con, thì con sẽ chẳng làm thơ nữa". Tôi rất vui vì thơ của ông trở hay hơn khi ông lớn lên. Isaac Watts giờ đây được xem là một trong các tác giả thánh ca hay nhất từng có trong Anh ngữ, nhưng ông không luôn được đánh giá cao trong chính thời của ông.
            Quí vị thấy đấy, y như là cha ông đã có nhiều bối rối với thơ văn của ông, người ta trong thời của Isaac Watts cũng đã có bối rối với thơ văn của ông nữa, vì những bài ca thánh khác biệt với những bài mà chúng ta đang ca hát hiện nay. Những người đồng thời với ông đã xem giai điệu của ông quá trần tục. Người ta trong kỷ nguyên ấy nghĩ rằng chúng ta nên ca hát các Thi thiên, tiểu đoạn nào trong Kinh thánh có thơ văn và các bài ca được gọi là Thi thiên. Và họ đã cảm nhận như Watts đã có quá nhiều sự tự do. Ông cũng rất là thần học. Ông đặt nhiều riêng tư với thông tin ở đó. Và thế là các bài ca thánh của ông làm xúc phạm nhiều người đến nỗi một số hội chúng đã chia ra, và một số Mục sư đã nổi nóng trong việc sử dụng các bài thánh ca của ông.
            Ở giữa mọi sự ấy vẫn có cuộc tranh cãi, Watts vốn biết rõ Đức Chúa Trời đã ban cho ông ân tứ nầy từ thuở nhỏ. Và vì thế ông đã giữ luôn như thế trọn cuộc đời của ông. Một trong những bài thánh ca hay nhất của ông là bài Joy to the World [Phước Cho Nhân Loại]. Chúng ta hát bài ấy với sự thích thú trong từng dịp Lễ Giáng Sinh, và chúng ta hát bài ấy với một số ngôn ngữ khác nhau trên khắp thế giới. Mặc dù vậy, việc buồn cười, ấy là ông không viết bài nầy như bài thánh ca Giáng Sinh đâu. Ông chẳng có dự định bài ca nầy sẽ được hát lên đặc biệt cho Lễ Giáng Sinh, vì việc ông thực sự đang làm là viết ra một bài thánh ca chiếu theo Thi thiên 98. Thi thiên 98 không nhắc tới sự ra đời của Chúa Jêsus gì hết.
            Tôi muốn trở lại với Thi thiên 98 trong một phút để quí vị có thể nhận ra Thi thiên ấy muốn nói điều gì. Thi thiên 98. Quí vị sẽ thấy Thi thiên ấy ở trang 564 của quyển Kinh thánh mà quí vị tìm gặp tại hàng ghế trước chỗ ngồi của quí vị đó.
            "Hãy hát cho Đức Giê-hô-va một bài ca mới; Vì Ngài đã làm những sự lạ lùng: Tay hữu và cánh tay thánh của Ngài đã giải cứu Ngài. Đức Giê-hô-va đã tỏ cho biết sự cứu rỗi Ngài, và lộ ra sự công bình Ngài trước mặt các nước. Ngài đã nhớ lại sự nhân từ và sự thành tín của Ngài đối cùng nhà Y-sơ-ra-ên; Các đầu đất đã thấy sự cứu rỗi của Đức Chúa Trời".
            "Hỡi cả trái đất, hãy cất tiếng reo mừng cho Đức Giê-hô-va, nức tiếng vui vẻ và hát ngợi khen! Khá dùng đàn cầm và giọng ca mà hát ngợi khen Đức Giê-hô-va, hãy lấy còi và tiếng kèn mà reo mừng trước mặt Vua, tức là Đức Giê-hô-va. Nguyện biển và muôn vật ở trong biển, thế gian cùng những người ở trong thế gian đều nổi tiếng ồn ào lên! Nguyện các sông vỗ tay, núi non cùng nhau hát vui mừng trước mặt Đức Giê-hô-va! Vì Ngài đến đặng đoán xét thế gian: Ngài sẽ lấy sự công bình mà đoán xét thế gian, dùng sự ngay thẳng mà đoán xét muôn dân".
            Thi thiên nầy hoàn toàn đưa ra lời ngợi khen. Thi thiên ấy chỉ toàn là ngợi khen. Ba câu đầu tiên, tác giả Thi thiên kêu gọi chúng ta hãy hát với sự ngợi khen. Lẽ đạo trong mấy câu mở đầu là sự đắc thắng vang dội của Đức Chúa Trời. Ngài đang nói tới sự tận cùng của lịch sử ở đây, và cụm từ "sự cứu rỗi" xuất hiện ba lần trong các câu mở đầu. Sự cứu rỗi của Đức Chúa Trời mới phát ra và bùng nổ khắp thế giới. Ơn ấy đến với mọi người. Các nước, các đầu cùng đất, nhìn thấy ơn cứu rỗi của Đức Chúa Trời. Và đây là những tin tức tốt lành, và ông đang kêu gọi mọi người hãy ngợi khen Đức Chúa Trời vì cớ ơn nầy.
            Các câu 4 đến 6 tiếp tục sự kêu gọi đó. Hãy cất tiếng reo mừng; nức tiếng vui vẻ tưng bừng trong bài ca. Một lần nữa, ông kêu gọi chúng ta hãy vui mừng. Những tiếng kèn, đàn cầm, mọi sự chúng ta có thể làm trong vai trò con người là hãy dâng lên lời ngợi khen trước mặt Đức Chúa Trời. Sự ngợi khen ấy rất xứng đáng vì cớ mọi điều Đức Chúa Trời đang làm. Kế đó, trong các câu 7 đến 9, mọi loài thọ tạo được truyền cho phải kết hiệp với chúng ta. Con người, đại dương, các tạo vật từng loại một, ngay cả núi non đều được kêu gọi hãy ngợi khen Đức Chúa Trời vì những gì Ngài sắp làm ra. Và đến phần cuối của Thi thiên ấy, chúng ta có được ý niệm lý do tại sao chúng ta được kêu gọi hãy ngợi khen. Vì Đức Chúa Trời ngự đến đặng xét đoán thế gian.
            Khi tất cả lịch sử của con người đã qua, khi Nước Đức Chúa Trời ngự đến trong sự đầy dẫy của Nước ấy cho mọi dân trên đất, Thi thiên ấy ở đây nói rằng sẽ có sự ngay thẳng và công bình. Mọi sự chi là bất công sẽ được làm cho bằng ở phần cuối của lịch sử. Và "đoán xét" ở đây không có nghĩa là... Chúng ta luôn luôn nghĩ tới cụm từ "đoán xét" là sửa phạt điều ác, song phần ý nghĩa khác của cụm từ "đoán xét" nầy là cai trị. Và thế là cái điều Thi thiên nầy muốn nói, ấy là trong ngày sau cùng nầy, sẽ chẳng có một bức màn giữa Đức Chúa Trời và loài thọ tạo, và mọi loại thế lực của con người và thế lực thuộc linh làm sự phân cách đối với Đức Chúa Trời, song chính mình Đức Chúa Trời sẽ cai trị với sự công bình.
            Như vậy, sự kêu gọi ở đây, sứ điệp, đây là những tin tức tốt lành. Kẻ đau yếu, người bị thương, kẻ đau khổ, người nghèo, hệ sinh thái của thế giới bản thân nó được kêu gọi hãy ngợi khen Đức Chúa Trời và nhận lãnh những tin tức tốt lành khi Đức Chúa Trời ngự đến với mọi sự đầy dẫy của Ngài  ở phần cuối của lịch sử, Ngài sẽ sửa ngay lại toàn bộ thế giới, và Ngài sẽ sửa ngay lại toàn bộ thế giới vì ích cho họ. Nhưng tin tức khó tin thay! Và vì thế, tác giả Thi thiên bảo chúng ta: "Hãy vui vẻ! Hãy ngợi khen! Hãy vỗ tay! Hãy cất tiếng lớn lên! Các ngươi đang có những tin tức tốt lành". Một sứ điệp trong Cựu Ước.
Joy to the World [Phước Cho Nhân Loại] mang lấy lẽ đạo nầy.
"Phước cho nhân loại! Chúa ta ra đời!
Trần gian nghinh Vua vô đối
Kíp mở cửa lòng tiếp rước Con Trời
Bầu trời vạn vật hoà thinh. Bầu trời vạn vật hoà thinh.
Trời đất xướng ca kính khen Vua mình.
Phước cho nhân loại! Chúa nay cai trị
Muôn dân âu ca hoan hỉ
Hải đảo, sơn hà trổi bản ca thi
Đồng hoà vận điệu mừng vui. Đồng hoà vận điệu mừng vui.
Hoà khúc thánh ca hỉ hân muôn đời
Chúa đến tiêu diệt! Ác khiên, bịnh tật.
Tật lê không sanh trên đất.
Chúa đến đem lại suối phước chân thật
Tràn ngập mọi vùng hoạ ương. Tràn ngập mọi vùng hoạ ương.
Nguyền rủa biến ra phước âm thiên thượng
Lẽ chánh, ơn lành, Chúa đem cai trị
Làm cho muôn dân khai trí
Thấy rõ vinh quang chính nghĩa trị vì
Lòng đại từ Ngài lạ thay! Lòng đại từ Ngài lạ thay!
Từ ái Chúa ta, cổ kim ai tày".
            Một phản ảnh đáng kinh ngạc về sự vui mừng và phạm vi của bài Thi thiên nguyên thủy. Nhưng thắc mắc là ... tại sao chúng ta hát bài ấy trong dịp Lễ Giáng Sinh? Tại sao bài hát nầy trở thành một trong những phương thức chính chúng ta tỏ ra sứ điệp nói tới Lễ Giáng Sinh? Một trong những lý do nằm ở phần mở đầu của bài thánh ca nầy. Phần ấy chép: "Phước cho nhân loại, Chúa ta ra đời! Trần gian nghinh Vua vô đối". Vì vậy, có bức tranh ấy ở đó quí vị có thể hình dung được là Chúa đang ngự đến như một Con Trẻ, và chúng ta sẽ được mời đến tiếp nhận Chúa Jêsus là Vua. Và tôi nghĩ điều đó hoàn toàn là hợp pháp.
            Nhưng phần tương lai cũng cũng nằm trong đích nhắm ở đây vì lời bài hát ở đây chỉ ra sự thực Đức Chúa Trời có một sự khải thị hoàn toàn về loài thọ tạo. Những gì Chúa Jêsus ngự đến lo làm trong vai trò một con trẻ trong việc trở thành một con người, sống đời sống con người rồi gục chết để đổi lấy chúng ta và trở lại với sự sống trong sự phục sinh, mọi sự nầy là phần bắt đầu của một chương trình mà Đức Chúa Trời phải đưa đến chỗ trọn vẹn. Và chúng ta đang sinh sống giữa phần khởi sự và phần cuối cùng. Chúng ta nhận lãnh các ơn phước của chương trình đó, nhưng tuy nhiên chúng ta chưa nhận lãnh hết ơn ấy.
            Đó là những tin tức tốt lành không những trong quá khứ. Đó là những tin tức tốt lành trong lúc bây giờ vì chúng ta đang sống ở trong kỷ nguyên ân điển. Và đó là những tin tức tốt lành trong tương lai vì lời hứa của Đức Chúa Trời cho thấy rằng đến lúc cuối cùng là tốt hơn cho mọi người nào nhìn biết Ngài. Joy to the World [Phước Cho Nhân Loại] là một sự nhắc nhớ cho sự nhận biết đó. Đây là một sự nhắc nhớ rằng chúng ta hãy còn chờ đợi cái ngày Chúa Jêsus trở lại rồi cai trị trong sự bình an và công bình trọn vẹn.
            Và cũng một thể ấy trong dịp Lễ Giáng Sinh, không những chúng ta nhìn lại trong lịch sử một hành động yêu thương đáng kính ngạc đó. Chúng ta không những nhớ lại mọi việc. Trong dịp Lễ Giáng Sinh, chúng ta nhìn tới trước đến sự chung cuộc của mọi sự mà Đức Chúa Trời sẽ làm, đến mục tiêu của những gì Ngài sẽ làm, khi Đấng Cứu Thế và là Nhà Vua ngự đến rồi tể trị thế gian, và chúng ta công nhận rằng ngay bây giờ, có một món quà đặt dưới cây giáng sinh. Không những chúng ta nói tới món quà đã được trao cho. Có một món quà phải nhận lãnh ngay lúc bây giờ đây.
            Cho tới ngày ấy, bài thánh ca nhắc cho chúng ta nhớ: "Kíp mở cửa lòng tiếp rước con trời". Hãy dọn lòng ngay giờ nầy để cho Nhà Vua vận hành trong chúng ta. Chính tình yêu đã sai phái Chúa Jêsus đến, chính tình yêu ấy sẽ phục hồi thế gian lại đến chỗ đẹp đẽ và bình đẳng trọn vẹn, tình yêu ấy sẽ sửa chữa một thế giới bị hư hỏng... tình yêu ấy được trao cho chúng ta hôm nay.
            Và nếu như quí vị chưa từng nhận lãnh tình yêu ấy, tôi chỉ muốn mời quí vị chúng ta hiện còn sống trong lúc bây giờ đây. Đã lâu lắm rồi, 2.000 năm. Chúng ta không biết câu chuyện ấy xảy ra bao lâu cho đến lúc bây giờ, nhưng chúng ta đang sống trong thời kỳ ân điển, sự ưu ái ở chỗ chúng ta có thể thực sự nhận lãnh một món quà sẽ không trọn vẹn cho tới kỳ tương lai, trừ ra một món quà lúc bây giờ ở chỗ Đức Chúa Trời ngự đến để chữa lành tình trạng tan vỡ của chúng ta.
            Bài thánh ca bày tỏ sự chữa lành ấy theo cách khác. "Chúa đến tiêu diệt! Ác khiên, bịnh tật. Tật lê không sanh trên đất. Chúa đến đem lại suối phước chân thật. Tràn ngập mọi vùng hoạ ương. Nguyền rủa biến ra phước âm thiên thượng”. Sự nguyền rủa đã có từ ngàn xưa. Dù đấy là sự rủa sã trong những góc tối của chính đời sống chúng ta, Chúa đã ngự đến để đem ân điển vào ngay các góc tối xa xăm nhất của nhân cách chúng ta. Có những tin tức tốt lành. Và Đức Chúa Trời đang đem những tin tức tốt lành đến những góc xa nhất của thế gian. Nhiều nơi đầy dẫy với đau khổ và buồn rầu, ơn cứu rỗi của Đức Chúa Trời sẽ san bằng một cách hoàn toàn.
            Vì vậy, những gì Đức Chúa Trời đã làm trong Đấng Christ không những là một việc phải ghi nhớ. Chúa Jêsus đã khởi sự một việc rất thực trong lúc bây giờ đây. Chúng ta nhìn vào quá khứ, rồi chúng ta nhìn vào tương lai để chúng ta có sự trông cậy trong hiện tại. Vì vậy, đây là những tin tức tốt lành. Đây là những tin tức tốt lành không phải vì người nào có ơn ấy rồi đâu, mà cho những ai giống như chúng ta, người nào cảm thấy sự rủa sã, người nào cảm thấy thiếu mất, người nào cảm thấy buồn bực trong đời sống của họ khi họ đang sống trong lúc bây giờ đây.
            Tôi có thể nhớ cách đây 38 năm hoặc ngay trước khi Lễ Giáng Sinh nầy trở thành một thực tại đối với tôi. Và tôi nhận ra rằng đây không phải là một câu chuyện cổ tích hay câu chuyện đời xưa nói tới việc gì đó đã xảy ra từ lâu, kỷ niệm một loại quà cáp được trao cho trong quá khứ mà chúng ta nên thưởng thức, mà là có một thực tại ngay lúc bây giờ Đức Chúa Trời có thể trao cho tôi về mặt thuộc linh. Và khi tôi nắm lấy bước tin cậy đó và tiếp nhận những gì Đức Chúa Trời đã hứa Ngài sẽ tha thứ cho tôi và thay đổi loại sự sống mà tôi đã sống.
            Tôi hãy còn nhớ lễ Giáng Sinh đầu tiên đáng kinh ngạc là dường bao, vì trong mọi sự mà bài thánh ca nầy nói tới không chỉ ra việc đã xảy ra vào thời xửa thời xưa. Bài thánh ca nói tới lời hứa sẽ hiển hiện trong lúc bây giờ trong đời sống tôi vì có một món quà đặt dưới cây Giáng Sinh cho tôi. Joy to the World [Phước Cho Nhân Loại] (chúng ta sẽ hát bài nầy sau) nhắc cho chúng ta nhớ có những tin tức tốt lành. Hỡi mọi người, những tin tức tốt lành! Đấng Christ đã ngự đến vì quí vị. Chúng ta tưởng niệm sự Ngài ngự đến trong dịp Lễ Giáng Sinh. Đấng Christ hiện diện ở đây vì quí vị ngay bây giờ. Chúng ta cũng tưởng niệm sự hiện diện ấy nữa. Và Đấng Christ sẽ đến một lần nữa để tiếp đón quí vị. Và vì vậy bài thánh ca nhắc cho chúng ta nhớ, bầu trời và thiên nhiên đang cất tiếng hát vì sự vui mừng.
            Chúng ta hãy cầu nguyện: Lạy Chúa, chúng con được nhắc nhớ bởi lời lẽ của bài thánh ca nầy và bởi Lời Kinh thánh cho thấy tình yêu của Ngài diệu kỳ dường bao. Bây giờ chúng con sấp mình xuống, chúng con cúi cả lòng mình xuống, và chúng con mở đời sống của chúng con ra trước ân điển mà Ngài đã bằng lòng ban cho. Và chúng con cảm tạ Ngài vì sự nhơn từ dư dật đã được ban cho chúng con trong Đức Chúa Jêsus Christ, trong danh Ngài chúng con cầu nguyện, Amen.





Thứ Sáu, 8 tháng 3, 2013

AN-NE & MARY




AN-NE & MARY

LỄ GIÁNG SINH
            Đối với nhiều người trong thế giới của chúng ta, cái gọi là quyền phép của Đức Chúa Trời thì chẳng tìm được cho dù là chỗ nào. Nhiều người bước theo Chúa Jêsus đọc về quyền phép của Đức Chúa Trời trong Kinh thánh, song họ không dám chắc là bản thân họ kinh nghiệm ít nhiều về quyền phép ấy. Ngày nay, chúng ta tìm đâu ra quyền phép của Đức Chúa Trời? Quyền phép của Đức Chúa Trời đi từ quan niệm hấp dẫn của Kinh thánh đến chỗ kinh nghiệm sống động, điều nầy có khả thi hay không?
Lời cầu nguyện của An-ne
            Có một phụ nữ trong xứ Israel tên là An-ne, nàng đã sống cách đây 3.000 năm. Nàng gặp phải chuyện không hay. Thứ nhứt, nàng son sẻ, là điều gây xấu hổ trong thế giới của nàng. Thực vậy, Đức GIÊHÔVA đã đóng tử cung của nàng lại. Thứ hai, nàng bị người vợ kia của chồng cứ chế giễu nàng mãi, người nữ ấy có khả năng sinh con cái. Thứ ba, chồng nàng chẳng chút nhạy cảm với hoàn cảnh của nàng. Thứ tư, khi nàng cầu nguyện và khóc lóc trong đền thờ, cầu xin một đứa con trai và hứa dâng nó cho Chúa, thầy tế lễ nói vu nàng say rượu. Phải, An-ne đã gặp chuyện không hay, nhưng Chúa đã nhậm lời cầu xin của nàng. Nàng có thai, sanh một con trai, rồi đặt tên là Samuên. Chơn thật với lời thề hứa của mình, nàng không sở hữu món quà, là con trai của nàng, nhưng đã buông đứa con ấy ra, dâng nó cho Chúa. Khi ấy, nàng sáng tác và cầu nguyện bài thi ca nầy:
            I Samuên 2:1-10“Bấy giờ An-ne cầu nguyện mà rằng: Đức Giê-hô-va khiến lòng tôi khấp khởi vui mừng, và đỡ cho mặt tôi ngước lên. Miệng tôi thách đố kẻ thù nghịch tôi; Vì sự chửng cứu Ngài làm cho tôi đầy khoái lạc. Chẳng ai thánh như Đức Giê-hô-va; Chẳng có Chúa nào khác hơn Ngài! Không có hòn đá nào như Đức Chúa Trời của chúng ta. Thôi, chớ nói những lời kiêu ngạo, chớ để những lời xấc xược ra từ miệng các ngươi nữa; Vì Giê-hô-va là Đức Chúa Trời thông biết mọi điều, Ngài cân nhắc mọi việc làm của người. Cây cung của kẻ dõng sĩ đã gãy, còn người yếu mòn thắt lưng bằng sức lực. Kẻ vốn no nê phải làm mướn đặng kiếm ăn, và người xưa đói đã được no nê, người đàn bà vốn son sẻ, sanh sản bảy lần, Còn người có nhiều con, ra yếu mỏn. Đức Giê-hô-va khiến cho chết, cho sống; Ngài đem người xuống mồ mả, rồi khiến lại lên khỏi đó. Đức Giê-hô-va làm cho nghèo nàn, và làm cho giàu có; Ngài hạ người xuống, lại nhắc người lên, đem kẻ khốn cùng ra khỏi bụi đất, và rút người nghèo khổ ra ngoài đống phân, đặng để họ ngồi bên các quan trưởng, cùng ban cho một ngôi vinh hiển làm cơ nghiệp; Vì các trụ của trái đất thuộc về Đức Giê-hô-va: Ngài đã đặt thế gian ở trên đó. Đức Giê-hô-va sẽ giữ chân của các thánh Ngài; Còn những kẻ ác sẽ bị hư mất nơi tăm tối; Vì chẳng do sức riêng mình mà người nào được thắng. Kẻ nào chống cãi Đức Giê-hô-va sẽ bị phá tan! Từ trên trời cao, Đức Giê-hô-va sẽ sấm sét cùng chúng nó. Ngài sẽ đoán xét bốn phương của đất, ban thế lực cho vua Ngài, và làm cho quyền năng Đấng chịu xức dầu của Ngài ra lớn”.
            An-ne bắt đầu với chính câu chuyện của mình, song chẳng bao lăm thì lại lạc mất trong câu chuyện lớn lao hơn: câu chuyện nói tới vương quốc của Đức Chúa Trời.
            Với nổi khổ ở trong lòng, nàng đã cầu xin một đứa trai và rồi, thật lạ lùng, nàng đã nhận được một đứa con trai. Tuy nhiên, nàng không bị nung nấu với những gì Chúa đã ban cho nàng hay với điều nàng đã dâng cho Chúa, mà với chính mình Chúa.
            An-ne bị nung nấu với các thuộc tánh và công việc của Đức GIÊHÔVA: Ngài là ai và Ngài đang làm gì!?! Thuộc tánh làm cho nàng say đắm chính là quyền phép của Chúa. Công việc làm cho nàng phải ngây ngất là những gì Chúa đang làm với quyền phép của Ngài: Ngài hạ kẻ mạnh xuống rồi nhấc kẻ yếu lên. Chúa làm đảo ngược trình tự đã lập sẵn rồi lật úp thế gian xuống.
            Làm sao An-ne học biết được những việc như vậy? Nàng đã tiếp thu rồi bằng cách ta thán về sự son sẻ của mình và nàng dốc đổ linh hồn mình ra với Chúa. Nàng đã tiếp thu những việc nầy ở đâu? Nàng đã học được từ chính tử cung của mình! Thật  vậy, An-ne đang cầu nguyện: “người đàn bà vốn son sẻ, sanh sản bảy lần, còn người có nhiều con, ra yếu mỏn”. An-ne đã sanh một con trai, là Samuên, nhưng bản thân ông có thể tiêu biểu cho hết thảy 7 người con trai (con số 7 là con số của sự trọn vẹn) vì vai trò mà ông sẽ đóng trong vương quốc.
            An-ne bắt đầu bằng cách lưu ý rằng “Chúa đỡ cho mặt tôi ngước lên” [bản Anh ngữ, “Đức GIÊHÔVA làm cho sừng tôi được ngước lên”]. Sừng con thú day lên là biểu tượng của sức mạnh, An-ne đang nói rằng Chúa đã làm cho nàng được mạnh mẽ. Nàng kết luận bằng cách cầu xin Chúa ban năng lực cho vua của Ngài, làm cho “sừng được xức dầu của Ngài” ngước cao lên. (Hai dòng sau cùng lẽ ra phải được dịch là: “Nguyện Ngài ban thế lực của vua Ngài/và [nguyện Ngài] tôn cao sừng được xức dầu của người”).
            Vua nào chứ? Chẳng có vua nào hết. A, song sẽ có đấy, và An-ne, giống như nàng đã gặp gỡ Chúa rồi vậy, có thể đọc được các thời kỳ. Nàng phân biện rằng Israelcần một vì vua, và Chúa đã giúp cho nàng nhìn thấu cuộc tương lai. Nàng cầu xin ĐứcGIÊHÔVA ban năng lực cho nhà vua của Israel như Ngài đã thêm năng lực cho nàng. Thực vậy, lời cầu nguyện của nàng đã phóng ra trong một chiều hướng mới. An-ne không những lạc mất mình trong câu chuyện lớn lao hơn về vương quốc của Đức Chúa Trời, nàng cũng nhìn thấy Đức Chúa Trời của mình như đang gắn bó sát sao với câu chuyện rộng lớn hơn.
            Hai câu chuyện — của nàng và của Đức Chúa Trời — thậm chí còn gắn bó với nhau hơn là nàng nhìn biết nữa. Samuên trở thành vị tiên tri đầu tiên của Israel. Là một vị tiên tri, ông đã xức dầu cho Vua David. Ông xức cho David bằng loại dầu nào thế? Dầu ra từ một cái sừng. Thật vậy, Đức GIÊHÔVA đã trả lời cho: Ngài làm cho sừng David, là vua của nàng, được ngước cao lên. David tiếp thu ra sao về quyền phép của Đức Chúa Trời? Theo cùng một cách mà An-ne đã có. Giống như An-ne, David đã ta thán về sự trống vắng của mình (ông phải chờ 20 năm sau khi được xức dầu làm vua, ngồi trên ngai vàng làm vua). An-ne đã học biết về quyền phép của  Chúa trong sự son sẻ của tử cung nàng; David, bị săn đuổi bởi kẻ thù mình, đã học biết về quyền phép của  Chúa trong sự trơ trọi của đồng vắng.
Năng lực trong chỗ son sẻ
            Một số người trong chúng ta, có thể hoà đồng một cách trực tiếp ít hoặc nhiều với An-ne: chúng ta sẽ thích có con cái, nhưng tới nay thì chúng ta không thể. Phần nhiều người trong chúng ta có thể hoà đồng với An-ne theo nghĩa bóng: dù chúng ta có muốn con cái, có con cái, hoặc không thể có con cái, chúng ta cảm thấy son sẻ. Chúng ta cảm thấy mình không sanh sản, không thể tạo ra bất cứ thứ gì. Chúng ta ao ước loại đời sống kết quả, nhưng nhiều kỳ định đến rồi đi, và chúng ta vẫn còn ngóng đợi. Nếu Đức Chúa Trời đóng cửa tử cung của An-ne, có thể chính mình Chúa đã ngăn trở không cho chúng ta kết bông trái? Có lẽ, giống như An-ne, chúng ta cảm thấy ý thức về sự xấu hổ. Có người, nếu họ không chế nhạo chúng ta, như đối thủ của An-ne, hay giễu cợt chúng ta, như thầy tế lễ, có thể chẳng chút nhạy cảm với hoàn cảnh của chúng ta, như chồng của An-ne.
            Làm sao chúng ta học biết về quyền phép của Đức Chúa Trời? Cùng một phương thức An-ne đã tiếp thu: bằng cách ta thán tình trạng son sẻ của mình rồi dốc đổ linh hồn mình ra với Đức Chúa Trời. Chúng ta học biết về quyền phép của Đức Chúa Trời ở đâu chứ? Cùng một nơi mà An-ne đã tiếp thu: trong chỗ son sẻ của chúng ta. Tuy nhiên, Đức Chúa Trời nhậm lời cầu nguyện của bạn, Ngài sẽ thêm sức cho bạn — Ngài sẽ làm cho sừng bạn được ngước lên — qua những lời cầu nguyện của bạn. Chúa Jêsus, khi Ngài dốc đổ linh hồn mình ra tại vườn Ghếtsêmanê, cầu xin cái chén được cất đi khỏi Ngài, đã nhận được sức lực từ Đức Chúa Cha để uống cái chén đó. Vì vậy, khi bạn dốc đổ linh hồn mình ra với Đức Chúa Trời, không những bạn học biết được về quyền  phép của Đức Chúa Trời, bạn cũng kinh nghiệm được quyền phép ấy nữa.
            Khi tôi hướng về cuối những năm ba mươi tuổi của mình, vẫn còn độc thân, sau cơn đau đầu về quan hệ, tôi đã tìm cách chú ý nhiều hơn vào tấm lòng mình. Thay vì la hét đến khô họng về tình trạng son sẻ với những điều trông thấy mà hầu hết mọi người trong thế giới của chúng ta đều cảm thấy tồi tệ hơn cả tôi thấy nữa, rồi khi xem xét mọi sự, tôi thấy mình được phước, tôi để cho cái tôi của mình cảm nhận những gì mình cảm nhận. Tôi cứ để cho mọi cảm xúc của mình thong thả, cứ ta thán rồi dốc đổ linh hồn mình ra với Đức Chúa Trời, ghi đầy hết trang giấy nầy đến trang khác trong một tạp chí với những cảm xúc thô thiển tuôn tràn ra từ ngòi viết của mình. Hơn nữa, thay vì chỉ tin cậy Đức Chúa Trời đem một người nữ vào trong cuộc sống của mình nếu và khi Ngài chọn lấy, tôi thành khẫn cầu xin Ngài hãy làm như thế. Khi tôi ta thán, khi tôi dốc đổ linh hồn mình, khi tôi cầu nguyện, tôi đã kinh nghiệm một sự quen biết mật thiết mới mẻ với Đức Chúa Trời và cảm thấy vững vàng cách kỳ lạ, nhất là cho việc thắc mắc liên tục của tôi về một người vợ.
            Bạn cảm thấy son sẻ theo chiều hướng nào? Ta thán, dốc đổ linh hồn mình ra, cầu nguyện, thì bạn sẽ kinh nghiệm quyền phép của Đức Chúa Trời. Hãy ta thán với tác giả Thi thiên: “Hỡi Emmanuên, xin hãy đến, xin hãy đến / Và hãy chuộc lấy phu tù Israel / Đang than khóc trong cuộc lưu đày ở đây kìa / Cho tới chừng Con Đức Chúa Trời hiện đến”.
            An-ne đã nhìn qua bên kia sự trị vì của David, vì nàng cầu xin rằng Chúa sẽ“đoán xét bốn phương của đất”, vì vậy sự cầu thay xin nước Đức Chúa Trời mau hoàn thiện (một lần nữa, đây chẳng phải là thứ ngôn ngữ cầu xin, mà là khẳng định về cuộc tương lai). Sự trị vì của David đã đến và đi và chẳng bao giờ đến được các đầu cùng đất. Vì thế, An-ne thốt ra một lời cầu nguyện rồi gửi nó cho mọi thời đại. Liệu Đức Chúa Trời ở trên trời có nghe lời cầu xin của nàng chăng? Có ai ở trên đất nghe lời cầu xin đó không? Có lẽ chúng ta thốt ra, rồi gửi đi, những lời cầu nguyện tương tự, khao khát Đức Chúa Trời tiêu diệt điều ác rồi sửa lại mọi sai lầm, đặc biệt theo ánh sáng của việc bắn giết mới đây ở Newtown, Conn. Điều chi sẽ xảy ra với những lời cầu xin của chúng ta?
Lời cầu nguyện của Mary
            Có một người nữ trong xứ Israel, hay, đúng hơn, một thiếu nữ, tên là Mary, nàng đã sống trong thế kỷ thứ nhứt, hơn 1.000 năm sau An-ne. Nàng gửi lời chào từ khu vực xứ Galilê, là nơi được xem là cấp hai sau xứ Giuđa, là láng giềng của nó ở phía Nam. Hơn nữa, nàng đã sống tại thị trấn Naxarét, một nơi vô nghĩa ngay cả người xứ Galilê anh em kia đã chế nhạo những ai sinh sống ở đó (Giăng 1:46). Mary, một nữ đồng trinh, đã hứa gã cho người có tên là Giôsép, song vì tình trạng tuổi trẻ, phái tính, và độc thân của nàng, nàng đã rơi xuống tận đáy tầng lớp xã hội trong thế giới của nàng. Không một ai đã xem nàng là đại biểu cho bất kỳ sự kiện đặc biệt nào.
            Tuy nhiên, một thiên sứ có tên là Gápriên, rất quen thuộc với người Do thái vì Ngài đã giúp đỡ cho tiên tri Đaniên hiểu rõ các mặc khải về cuộc tương lai, đã hiện ra với Mary rồi nói cho nàng biết rằng nàng sẽ chịu thai bởi Đức Thánh Linh và sanh ra Đấng Mêsi mà mọi người từ lâu trông đợi, là Con của Đức Chúa Trời, lối nhập thế của Ngài mà giờ đây chúng ta đang tưởng niệm trong mùa lễ Giáng Sinh. Với mọi sự ấy, Mary đã đối diện với ít nhất hai chọn lựa khó khăn: thứ nhứt, tin theo vị khách lạ, và thứ hai, có vâng theo sứ điệp của Ngài hay không, có nghĩa là vòng tay ôm lấy sự xấu hổ của việc mang thai trước hôn nhân và đánh mất tình trạng nhỏ nhoi mà nàng vốn có, vấn đề nầy sẽ trực diện quan hệ đến gia đình của Giôsép. Tuy nhiên, nàng đã nói với thiên sứ: “Tôi đây là tôi tớ Chúa. Xin xảy ra như lời người truyền”. Sau khi viếng thăm người bà con son sẻ của mình trước đây, là Êlisabết, là người cũng được thấy đang có thai cách lạ lùng với một con trai là Giăng Báptít, Mary sáng tác và cầu nguyện bài thi ca nầy:
            Luca 1:46-55Ma-ri bèn nói rằng: Linh hồn tôi ngợi khen Chúa, tâm thần tôi mừng rỡ trong Đức Chúa Trời, là Cứu Chúa tôi. Vì Ngài đã đoái đến sự hèn hạ của tôi tớ Ngài. Nầy, từ rày về sau, muôn đời sẽ khen tôi là kẻ có phước; Bởi Đấng Toàn Năng đã làm các việc lớn cho tôi. Danh Ngài là thánh, và Ngài thương xót kẻ kính sợ Ngài từ đời nầy sang đời kia. Ngài đã dùng cánh tay mình để tỏ ra quyền phép; Và phá tan mưu của kẻ kiêu ngạo toan trong lòng. Ngài đã cách người có quyền khỏi ngôi họ, và nhắc kẻ khiêm nhượng lên. Ngài đã làm cho kẻ đói được đầy thức ngon, và đuổi kẻ giàu về tay không. Ngài đã vùa giúp Y-sơ-ra-ên, tôi tớ Ngài, và nhớ lại sự thương xót mình. Đối với Áp-ra-ham cùng con cháu người luôn luôn, như Ngài đã phán cùng tổ phụ chúng ta vậy”.
            Lời cầu nguyện của An-ne nói tới việc Chúa xét đoán các đầu cùng đất không những Chúa nghe thấy, mà Mary cũng nghe biết nữa. Bài thơ của Mary không phải là bài gốc. Gốc gác của bài nầy có nội dung mà nàng đã rút tỉa ở các nguồn khác, chủ yếu là bài thơ của An-ne. An-ne, người nữ son sẻ không thể mang thai thế mà đã có thai, đã gửi bài thơ vào mọi thế đại, rồi nó đáp đậu hơn ngàn năm sau trong tấm lòng của một nữ đồng trinh, là thiếu nữ không thể mang thai thế mà đã có thai.
            Giống như An-ne, Mary bắt đầu với câu chuyện của chính mình rồi lạc mất trong câu chuyện lớn lao hơn nói tới vương quốc của Đức Chúa Trời.
            Không giống như An-ne, Mary không hề cầu xin một đứa trai. Tất nhiên, Mary không quan tâm khả năng nàng, một nữ đồng trinh, sẽ sanh một con trai, ít nhiều gì là Con của Đức Chúa Trời. An-ne vốn biết rõ điều mình cầu xin; Mary không biết điều phải cầu xin. Nhưng thiên sứ nói cho nàng biết: “Không có một việc gì khó đối với Đức Chúa Trời”. Đức Chúa Trời đã làm một việc cho nàng mà nàng không hề mơ tưởng nổi việc làm ấy cho bản thân mình. Vì nàng biết rõ lời cầu nguyện của An-ne, chưa nhắc tới những lời cầu nguyện của các trước giả Thi thiên, nàng biết rõ Đức Chúa Trời ưu ái cho kẻ khiêm nhường; vì lẽ đó, nàng lưu ý rằng Đức GIÊHÔVA đã đoái đến tình trạng “khiêm hạ” của mình. Thực vậy, Đấng Toàn Năng đã làm nhiều việc lớn cho nàng, là kẻ vô quyền. Không có gì là lạ lùng hết, nàng đã toát ra với lời ngợi khen.
            Tuy nhiên, lời ngợi khen của nàng đã được thốt ra vì những điều Chúa đã làm cho một mình nàng mà thôi. Vì Chúa làm những việc lớn cho Mary, Ngài làm những việc lớn cho mọi người “từ đời nầy sang đời kia”: Ngài ban cho thế gian một Đấng Cứu Thế.
            Giống như An-ne, Mary bị nung nấu với quyền phép của Chúa và những điều Ngài làm với quyền phép của Ngài — thể nào Ngài hạ kẻ mạnh xuống rồi nhấc kẻ yếu lên, thể nào Chúa làm đảo ngược trình tự lập sẵn rồi lật úp thế gian xuống. Nàng tiếp thu những việc thể ấy ở đâu chứ? Ít nhất, nàng tiếp thu chúng do việc lắng nghe lời cầu nguyện của An-ne. Nàng học biết những việc nầy ở chỗ nào chứ? Giống như An-ne, nàng tiếp thu chúng từ chính tử cung của mình! Ở tử cung của nàng, nàng thấy Chúa đoái đến tình trạng “khiêm hạ” của nàng; ở tử cung của nàng, nàng học biết rằng Chúa đặc biệt nâng cao nàng lên từ chỗ “khiêm hạ” như một phạm trù tổng thể. Thực vậy, không những Chúa đoái đến nữ đồng trinh thấp hèn; mà Ngài còn nâng lên hết thảy những ai biết hạ mình xuống trước mặt Ngài.
            Mary bắt đầu bằng cách lưu ý rằng Chúa đoái đến tình trạng khiêm hạ của “tôi tớ Ngài” (Mary); nàng kết luận bằng cách lưu ý rằng Chúa, qua cách phủ lấy nàng “đã vùa giúp Israel tôi tớ Ngài” trong sự ứng nghiệm mọi lời hứa của Ngài với Ápraham — các lời hứa vươn dài ra ôm chầm lấy mọi dòng dõi của Ápraham, là những người tin nơi Con Trai của Mary.
            Con trai của An-ne đã xức dầu cho vua của Israel vì sự có cần cho thời kỳ ấy; con trai của Mary không những là vua của Israel, mà còn là vua của thế gian, không những trong một kỳ mà trong nhiều kỳ. Tiên tri Giăng Báptít, con trai người bà con của Mary, là Êlisabết, đã đóng vai trò của Samuên, làm phép báptêm cho Chúa Jêsus Đấng Mêsi và báo hiệu sự giáng lâm của Đức Thánh Linh trên Đấng Chịu Xức Dầu. An-ne đã cầu nguyện về cái ngày mà Chúa sẽ xét đoán các đầu cùng đất. Mary sanh ra vì vua qua Ngài Chúa sẽ xét đoán các đầu cùng đất, thiết lập sự chữa lành của Ngài, trị vì bằng tình yêu thương (Công Vụ các Sứ Đồ 17:31). Lời cầu nguyện của An-ne đã mở ra Vương quốc theo một chiều hướng mới; lời cầu nguyện của Mary đẩy vương quốc đến chỗ tuyệt đích của nó. Giống như An-ne, không những Mary lạc mất trong câu chuyện lớn lao hơn về vương quốc của Đức Chúa Trời, mà nàng còn nhìn thấy câu chuyện của mình như được lồng vào câu chuyện lớn lao hơn kia.
            Nếu An-ne đã học biết về quyền phép của Chúa nơi sự son sẻ của tử cung nàng và Mary đã học biết quyền phép của Chúa từ tử cung chưa có người nam nào động đến, kế tiếp Chúa Jêsus Đấng Mêsi đã học biết quyền phép của Chúa trong sự trơ trọi — sự quên lãng của Đức Chúa Trời — của đồi Gôgôtha, Chốn Đồi Sọ, và trong một ngôi mộ mà chưa ai đặt nằm ở đó.
Năng lực trong chỗ chẳng có triễn vọng
            Không ai trong chúng ta có thể hoà đồng trực tiếp với Mary: chỉ có một nữ đồng trinh chịu thai bởi Đức Thánh Linh rồi cho ra đời Con của Đức Chúa Trời. Nhiều người trong chúng ta có thể hoà đồng với Mary theo nghĩa bóng: Đức Chúa Trời làm một việc lớn cho chúng ta mà chúng ta chưa hề cầu xin với, một việc, có lẽ chúng ta thậm chí không nghĩ đến nữa là. Đức Chúa Trời làm một việc lớn cho chúng ta mà chúng ta chưa hề mơ tới sẽ làm cho chính mình. Không có việc gì, ngay cả việc nữ đồng trinh mang thai, là khó khăn với Đức Chúa Trời. Có lẽ, giống như Mary, chúng ta cảm thấy mình là thứ đại biểu cấp hai, vô nghĩa, chẳng giống ai cho bất kỳ sự việc gì đặc biệt.
            Chúng ta học biết về quyền phép của Đức Chúa Trời như thế nào? Cùng phương thức mà Mary đã tiếp thu: bằng cách lắng nghe những lời cầu nguyện trong Kinh thánh, ít nhất là những lời cầu nguyện của An-ne và Mary. Chúng ta tiếp thu ở đâu về quyền phép của Đức Chúa Trời? Cùng một chỗ mà Mary đã tiếp thu: trong tình trạng chẳng có triễn vọng của chúng ta, phải nói như thế, khi Đức Chúa Trời làm một việc lớn cho chúng ta mà chúng ta thậm chí chưa xem xét, cầu xin. Khi Đức Chúa Trời làm một việc lớn cho chúng ta nằm ngoài sự hy vọng, chúng ta thấy Ngài đoái đến tình trạng khiêm nhường, vô quyền của chúng ta. Khi Đức Chúa Trời Toàn Năng làm những việc lớn cho bạn, khi ấy bạn sẽ giống như Mary, tôn vinh hiển cho Chúa rồi vui mừng trong Đức Chúa Trời là Cứu Chúa của bạn. Khi bạn vui mừng trong Chúa, Ngài thêm sức cho bạn, vì, như Nêhêmi chỉ ra: “sự vui vẻ của Đức GIÊHÔVA là sức lực của các ngươi” (Nêhêmi 8:10). Vì vậy, không những bạn học biết về quyền phép của Đức Chúa Trời, mà bạn còn kinh nghiệm quyền phép ấy nữa.
            Vào cuối những năm ba mươi tuổi của tôi, tôi cầu xin để có một người vợ, nhưng tôi không cầu xin một cái nhìn sâu sắc đến với tôi, ngay cả khi chẳng có hy vọng gì hết. Nếu tôi muốn lập gia đình, tôi là một người nam muốn giao thác sự sống mình cho một người nữ, vì đấy là thiết kế của Đức Chúa Trời cho những ai làm chồng (Êphêsô 5:25). Tôi chưa có người vợ nào hết. Thế rồi một lần nữa, sứ đồ Phaolô, cũng trong Êphêsô 5, gọi Hội thánh là cô dâu của Đấng Christ. Tôi ý thức được Đức Chúa Trời đang chỉ vào Hội thánh rồi nói ra một câu đại loại như sau: “Đó là nàng đấy; hãy phó sự sống ngươi cho nàng đi”. Tôi đáp: “okay”. Sau đó một thời gian ngắn, cách đây 17 năm, tôi khởi sự Nhóm Thanh Tráng tại hội thánh của chúng ta.
            Vào ngày sinh nhật thứ 40 của tôi, hãy còn độc thân, tôi nhận được món quà khác ở ngoài hy vọng. Nhóm Thanh Tráng kéo tôi vào một bữa tiệc sinh nhật, và khi bữa tiệc kết thúc, một trong các thuộc viên của nhóm đến gần tôi và, trong khoảng 20 người còn ở lại, đã lưu ý: “Scott, ông đã tạo ra một gia đình ở đây!” Khi bữa sinh nhật thứ 40 của một người độc thân tạo cho người một thắc mắc mình sẽ có một gia đình hay không!?! Đức Chúa Trời đã chỉ cho tôi thấy, ở ngoài hy vọng, không những tôi có một gia đình, mà tôi còn sáng lập ra gia đình ấy nữa — và tất nhiên là với sự vùa giúp của Đức Chúa Trời. Tôi sẽ làm gì trừ ra vui mừng chứ? Vui mừng, tôi được thêm sức cho, ít nhất là tiếp tục phó sự sống mình cho cô dâu của Đấng Christ.
            (Chú thích ngoài lềNgười đưa ra lời bình đó với tôi tiếp tục gặp gỡ vợ mình ở Nhóm Thanh Tráng. Tôi chỉ nhận được từ họ — và năm đứa con của họ! — tấm thiệp Giáng Sinh hàng năm. Chú thích bên lề khác: khi tôi 40 tuổi, tôi gặp một người phụ nữ bằng thịt và huyết rồi cưới nàng làm vợ một năm sau đó. Chúng tôi có hai cháu gái. Nhưng đấy là câu chuyện dành cho một ngày khác kia).
            Đức Chúa Trời đã làm gì cho bạn mà bạn vốn chẳng trông đợi chứ? Hãy vui mừng trong Chúa, và bạn sẽ kinh nghiệm quyền phép của Đức Chúa Trời. Hãy vui mừng với tác giả Thi thiên: “Hỡi Israel, hãy vui mừng đi! Hãy vui mừng! Emmanuên / Sẽ đến với ngươi”.
Gửi lên và thốt ra
            An-ne đã sáng tác một lời cầu nguyện rồi gửi nó lên cho Đức Chúa Trời và thốt ra cho mọi thế đại cách đây hơn ba ngàn năm. Mary đã nghe lời cầu xin của An-ne, đã sử dụng nó để sáng tác chính lời cầu nguyện của mình, nàng cũng gửi lên Đức Chúa Trời rồi thốt ra cho mọi thế đại hầu như cách đây hai ngàn năm. Mấy trăm năm sau đó, chúng ta nghe những lời cầu nguyện của người nữ son sẻ và nữ đồng trinh, và họ gặp gỡ chúng ta trong tình trạng trơ trọi thuộc linh của chúng ta và trong chỗ chúng ta chẳng mong đợi.
            Chúng ta làm gì với những lời cầu nguyện của họ? Chúng ta làm theo những gì họ đã làm. Hãy xem, trước tiên, chính câu chuyện của bạn. Mặt khác, hãy xem xét tình trạng son sẻ và ta thán của bạn kìa. Mặt khác, hãy xem xét những gì Đức Chúa Trời đã làm cho bạn và hãy vui mừng. Hãy suy gẫm, cầu nguyện, và, có lẽ giống như hai phụ nữ kia, sáng tác một bài thơ/cầu nguyện. Giống như An-ne và Mary, hãy bắt đầu với chính câu chuyện của bạn. Khi bạn ta thán và khi bạn vui mừng — khi bạn thờ lạy — bạn kết nối thật sâu sắc với nhân tánh của bạn, vì là con người thì phải thờ lạy. Là con người: ta thán và vui mừng. Khi bạn nối kết sâu sắc với chỗ bạn là ai — với Đức Chúa Trời dựng nên bạn là ai — bạn đang kinh nghiệm quyền phép của Đức Chúa Trời. Hãy cảm nhận quyền phép của Đức Chúa Trời trong tấm lòng của bạn khi bạn ta thán và vui mừng, khi bạn nối kết với cái tôi sâu sắc nhất của bạn. Ta thán và vui mừng — dường như chúng giống như hai kẻ đối ngược, nhưng nói theo Kinh thánh, chúng giống như hai anh em họ xa thuộc về một gia đình: Thờ phượng.
            Hãy bắt đầu với chính câu chuyện của mình, nhưng, giống như An-ne, và Mary, đừng dừng lại ở đó; hãy tự mình lạc mất trong câu chuyện lớn lao hơn nói tới vương quốc của Đức Chúa Trời. Khi bạn ta thán và vui mừng, bạn thấy mình ràng buộc với nhiều người khác, những người khác nào đang ta thán, những người khác nào đang vui mừng, những người khác nào bị son sẻ, những người khác nào có thân phận thấp hèn. Bạn muốn Đức Chúa Trời sẽ làm gì cho họ chứ? Bạn sẽ muốn Đức Chúa Trời nâng kẻ yếu lên và hạ kẻ mạnh xuống; bạn sẽ muốn Ngài đảo ngược trình tự đã lập sẵn rồi; bạn sẽ muốn Ngài làm trọn sự tể trị của Ngài, dẹp bỏ điều ác, và sửa ngay lại mọi sai lầm; và bạn sẽ muốn Ngài xét đoán các đầu cùng đất. Bạn sẽ cầu xin Ngài làm hết mọi sự nầy.
            Giống như An-ne and Mary, bạn sẽ gửi một lời cầu nguyện lên trời và thốt ra cho mọi thời đại. Lời cầu xin ấy thật đơn sơ giống như lời cầu nguyện sau cùng trong Kinh thánh: “Lạy Chúa Jêsus, xin hãy đến” (Khải huyền 22:20). Liệu Đức Chúa Trời ở trên trời có nghe không? Tất nhiên là Ngài sẽ nghe đấy! Có ai ở trên đất lắng nghe, đâu đó, một năm tính từ bây giờ, một ngàn năm tính từ bây giờ, một triệu năm tính từ bây giờ? Tất nhiên có ai đó sẽ lắng nghe. Mọi người sẽ lắng nghe. Bạn sẽ lắng nghe! Khi bạn nhìn thấy Chúa Jêsus ngự đến để hoàn tất sự trị vì của Ngài, vì mọi mắt sẽ nhìn thấy Ngài, bạn sẽ có mặt ở đó để nhận lãnh chính lời cầu xin của mình. Lời cầu xin của bạn sẽ đáp đậu ngay trên chính tấm lòng của bạn.
            Nếu bạn chưa gắn bó với nhà vua mà An-ne đã lường trước và Mary đã sanh hạ, bạn sẽ cầu nguyện tiếp nhận Ngài ngự vào đời sống của bạn. Rốt lại, đây là Lễ Giáng Sinh, khi chúng ta tưởng niệm sự nhập thế của Đấng Christ. Nếu bạn mời Ngài ngự vào, Thánh Linh của Ngài sẽ ngự vào đời sống của bạn và phủ lút nó với tình yêu thương. Lạ lùng thay, An-ne đã sanh hạ. Lạ lùng thay, Mary đã hạ sanh. Hãy tin nơi Chúa Jêsus, và, chẳng kém phần lạ lùng đâu, bạn sẽ được lại sanh.

Thứ Hai, 4 tháng 3, 2013

Thi thiên 89:1-4; 19-26: "Thưởng Thức Lễ Giáng Sinh Do Đức Chúa Trời Hoạch Định"



"Thưởng Thức Lễ Giáng Sinh

 Do Đức Chúa Trời Hoạch Định"

Thi thiên 89:1-4; 19-26
Phần Giới Thiệu:
Câu chuyện: Vào trưa Chúa nhật, ngày 1 tháng 6 năm 1975, Darrel Dore có mặt trên giàn khoan dầu ở Vịnh Mexico. Thình lình nó lắc lư, nghiêng qua một bên, rồi đổ xuống biển. Darrell bị mắc kẹt trong một căn phòng trên giàn khoan. Khi giàn khoan càng lúc càng chìm sâu hơn trong biển, các ngọn đèn tắt ngúm và căn  phòng  bắt đầu ngập đầy nước. Vùng vẫy trong bóng tối, Darrel tình cờ tìm thấy khoảng trống đầy không khí hình thành ở trong góc phòng. Ông đưa đầu mình vào chỗ đó. Thế rồi một tư tưởng rất kinh khiếp làm cho ông phải rợn cả xương sống. "Ta còn sống mà bị đem chôn". Darrell bắt đầu cầu nguyện – lớn tiếng – và khi ông đã cầu nguyện xong, một việc quan trọng đã xảy ra. Về sau ông nói: "Tôi thấy mình thực sự đang nắm lấy Đấng ấy. Chúa Jêsus đã có mặt ở đó với tôi. Chẳng có chút ánh sáng nào hết, không thấy thể chất, song tôi nhận ra Ngài, một sự hiện diện đem lại nhiều yên ủi. Ngài thực sự có mặt, Ngài đã có mặt ở đó". Trong 22 giờ kế đó, Sự Hiện Diện ấy tiếp tục yên ủi Darrel. Nhưng bấy giờ lượng oxygen cung ứng cho khoảng trống bên trong đã gần hết. Sự chết không thể tránh được nữa rồi. Chỉ tùy vào vấn đề thời gian mà thôi. Thế rồi một việc đáng nhớ đã xảy ra. Darrel nhìn thấy một ngôi sao nhỏ sáng láng lung linh trong làn nước tối đen như mực. Có thật không? Hay sau 22 giờ đồng hồ ông bắt đầu thấy ảo giác? Darrel đã nheo mắt mình lại. Ánh sáng kia dường như càng lúc càng sáng rõ hơn. Ông nheo mắt lại. Ông không bị ảo giác. Ánh sáng ấy là thực. Nó đã đến từ chiếc mũ bảo hộ của thợ lặn. Có người đã tìm gặp ông. 22 giờ đồng hồ của ông đã qua rồi. Đội giải cứu đã đến. Ông đã được cứu. (nguồn vô danh).
            Câu chuyện có thật ấy là một minh hoạ đáng nhớ về những gì Lễ Giáng Sinh đã nói tới. Tội lỗi đã khiến cho thế giới của chúng ta phải ngã nghiêng, rồi sa vào vùng đại dương tai hoạ về mặt thuộc linh. Bóng tối tăm có ở khắp mọi nơi. Dòng giống nhân loại đã bị kẹt trong tình trạng vô vọng. Chẳng có chút hy vọng nào cả. Nhân loại bị định cho cái chết nhất định về mặt thuộc linh. Con người đã xây lại với Đức Chúa Trời. Họ đã cầu nguyện bằng lời lẽ của tiên tri Êsai: "Ôi Chúa, Ngài nổi cơn thạnh nộ, còn chúng tôi thì phạm tội, hết thảy chúng tôi đều ô uế. Tuy nhiên, lạy Đức Giêhôva, Ngài là Cha chúng tôi. Xin giải cứu chúng tôi".
            Họ đã cầu nguyện, và họ đã chờ đợi thời kỳ đã được hứa cho họ – thời kỳ Đấng Mêsi, thời kỳ của Đấng sẽ kế tự ngai vàng của David rồi trị vì – trong sự bình an cho đến đời đời. Khi ấy, lúc bóng đêm dường tăm tối nhất, có một việc đáng nhớ đã xảy ra. Một tia sáng nhỏ đã xuất hiện. Một thiên sứ phán cùng một thiếu nữ và nói cho nàng biết nàng sẽ có mang và sanh một trai, và con trai ấy sẽ là Con của Đấng Chí Cao – Ngài sẽ là Đấng Mêsi. Ánh sáng kia lờ mờ – nhưng nó soi sáng qua nhiều tuần lễ và nhiều tháng trời kế đó – ít nhất cho những ai đang tìm kiếm một nguồn sáng như vậy. Nó hiện ra với họ như một ngôi sao trên bầu trời – một ngôi sao mà họ đã đi theo với niềm hy vọng rằng nó sẽ dẫn họ đến nơi ra đời của một vì vua cao cả. Nhưng đối với mọi người còn lại, họ vẫn không nhìn thấy ánh sáng đó, và ngay cả những ai đã nhìn thấy nó, ngôi sao vẫn có thể là sai lầm, chẳng là gì hết trừ ra một điềm chiêm bao, như ảo giác của một người bị đắm chìm, như tia hy vọng đặt trên tấm ảnh ảo. Sau cùng, vào cái đêm con trẻ ra đời rồi được đặt nằm trong máng cỏ, ánh sáng lại xuất hiện cho mấy gã chăn chiên nghèo nàn kia, họ đang canh giữ bầy chiên của mình, và một thiên sứ của Chúa đã hiện ra với họ, sự vinh hiển của Chúa chiếu quanh họ khi thiên sứ phán, Ngài nói: "Nầy ta báo cho các ngươi một Tin Lành, sẽ là sự vui mừng lớn cho muôn dân, vì hôm nay tại thành David đã sanh cho các ngươi một Đấng Cứu Thế, Ngài là Đấng Mêsi, là Chúa mà các ngươi đã ngóng đợi”.
            Thế là cơn ác mộng của dòng giống nhân loại đã đến hồi kết cuộc. Sự giải cứu đã đến. Chúa Jêsus, Con của Đức Chúa Trời, đã giáng xuống từ trời để cứu dòng giống con người, y như tay thợ lặn kia đã lặn xuống để cứu Darrel Dore vậy. Đấy là mọi điều mà Lễ Giáng Sinh đang nói tới. Thuộc về Lễ ấy là sự cứu rỗi, thuộc về Lễ ấy là nhìn thấy ánh sáng đến với trần gian để giải cứu chúng ta ra khỏi tội lỗi và bóng tối tăm, thuộc về Lễ ấy là Đức Chúa Trời đến cùng chúng ta, và ở với chúng ta, và giải cứu chúng ta ra khỏi sự chết kia.
            Có nhiều việc không luôn xảy ra theo như chúng ta trông đợi. Đặc biệt khi Đức Chúa Trời xen vào đời sống của chúng ta. Đôi khi có người nói: “Chúa Jêsus là Lý Do cho mùa lễ” và chúng ta cứ đi tới mà chẳng có gì thay đổi nhiều nơi đời sống của chúng ta. Câu nói ấy nghe hay lắm, song lý do cho mùa lễ thực sự có một tiêu điểm khác. Đức Chúa Trời đã nắm lấy sáng kiến tại thành Bếtlêhem vì cớ tình yêu cao sâu của Ngài dành cho chúng ta. Sau khi nghe lời nài xin của dân sự, Ngài đã đáp ứng trong sự bày tỏ ra ân điển và chân lý được công nhận nơi chiếc máng cỏ. Nguồn sáng nhỏ bé kia đã đến cùng chúng ta khi chúng ta hết thảy đều mò mẫm trong tội lỗi. Nhu cần của chúng ta kích thích chuổi biến cố đã bắt đầu tại thành David rồi kết thúc trong bóng tối tăm của một ngày Thứ Sáu nhiều năm sau đó. Sự cứu chuộc – sự tha thứ – sự cứu rỗi – kéo sự chú ý của chúng ta cùng với mấy gã chăn bầy chiên kia.
            Đôi khi chúng ta ngần ngại không công nhận chúng ta là lý do cho sự hoá thân thành nhục thể – để Chúa Jêsus đến cùng chúng ta khi chúng ta bị hư mất trong tuyệt vọng. Bằng cách để cho thần học hóc búa ngày nay kéo sự chú ý của chúng ta ra khỏi mọi nhu cần của chính mình, tẻ tách chúng ta xa rời đối với Đức Chúa Trời vì nghĩ Ngài không sao làm thoả được các nhu cần đó. Đôi khi ý thức của chúng ta về sự công bình có thể ngăn trở chúng ta không công nhận rằng chúng ta có bất kỳ nhu cầu nào. Chúng ta nghĩ chúng ta đã sống tốt đủ và nhiều người khác chưa tốt đủ hoặc họ không xứng đáng với Đức Chúa Trời. Bằng cách dời nhu cần của chúng ta ra khỏi tình yêu thương phục hòa của Ngài, chúng ta đặt bản thân mình trên cả con trẻ đã đến trong hình thức yêu thương của Đức Chúa Trời rồi vì lẽ đó chúng ta đặt mình ở ngoài tầm với của Ngài.
            Chúng ta có thể thưởng thức Lễ Giáng Sinh do Đức Chúa Trời hoạch định khi chúng ta công nhận rằng chúng ta là Lý Do cho Mùa Lễ – lý do để Ngài đến cùng chúng ta trong chỗ thứ nhứt. Mỗi một người chúng ta phải công nhận rằng chẳng một ai trong chúng ta là tốt đủ và chẳng một ai trong chúng ta là quá tồi tệ đến nỗi tình yêu cao sâu của Ngài không thể chạm đến và không thể biến đổi được. Chúng ta không thể để Ngài lại như một con trẻ vô dụng nằm trong máng cỏ không có khả năng làm thoả mãn mọi nhu cần của nhân loại. Chúng ta thường giới hạn Ngài bằng những điều chúng ta trông đợi. Chúng ta nghĩ rằng Ngài sẽ làm những việc khác biệt trong đời sống của chúng ta. Có khi chúng ta mong Ngài cùng làm việc theo một cách nhất định nào đó và khi Ngài không làm theo, khi ấy chúng ta tỏ ra lúng túng. Những lời cầu nguyện của chúng ta thường được hình thành bao gồm cả những câu trả lời của chính chúng ta nữa. Chúng ta nói: “Lạy Chúa, đây là cách con nghĩ Ngài  sẽ tác động đối với nan đề nầy. Đây là giải pháp tốt nhứt mà con có thể hình dung được”.
            Một Lễ Giáng Sinh do Đức Chúa Trời hoạch định là kỳ lễ trong đó chúng ta mở lòng ra trước tình yêu cao sâu của Ngài và để cho Ngài biến đổi chúng ta và thay đổi chúng ta từ những gì chúng ta vốn có trở nên những gì Ngài muốn chúng ta phải trở thành.
Chúng ta hãy cầu nguyện:




Thứ Hai, 17 tháng 12, 2012

Nếu Đức Chúa Trời Trở Thành Một Con Người



Nếu Đức Chúa Trời

Trở Thành Một Con Người

Phần giới thiệu:
            Một trong những khẳng định quan trọng trong dịp Lễ Giáng Sinh, ấy Chúa Jêsus không những là con người trọn vẹn mà Ngài còn là Trời trọn vẹn nữa. Tân Ước có một số câu nói khẳng định thần tánh của Chúa Jêsus. Thí dụ:
Giăng 1:1: Ban đầu có Ngôi Lời, Ngôi Lời ở cùng Đức Chúa Trời, và Ngôi Lời là Đức Chúa Trời. Giăng nói rõ rằng Chúa Jêsus là Ngôi Lời, và vì thế Chúa Jêsus là Đức Chúa Trời.
Giăng 1:18: Chẳng hề ai thấy Đức Chúa Trời; chỉ Con một ở trong lòng Cha, là Đấng đã giải bày Cha cho chúng ta biết.
Giăng 20:28:Thô-ma thưa rằng: Lạy Chúa tôi và Đức Chúa Trời tôi!
Rôma 9:5: là dân sanh hạ bởi các tổ phụ, và theo phần xác, bởi dân ấy sanh ra Đấng Christ, là Đấng trên hết mọi sự, tức là Đức Chúa Trời đáng ngợi khen đời đời. A-men.
Tít 2:13: đang chờ đợi sự trông cậy hạnh phước của chúng ta, và sự hiện ra của sự vinh hiển Đức Chúa Trời lớn và Cứu Chúa chúng ta, là Đức Chúa Jêsus Christ.
Hêbơrơ 1:8: Nhưng nói về Con thì lại phán rằng: Hỡi Đức Chúa Trời, ngôi Chúa còn mãi đời nọ qua đời kia, Quyền bính của nước Chúa là quyền bính ngay thẳng.
II Phierơ 1:1: “Si-môn Phi-e-rơ, làm tôi tớ và sứ đồ của Đức Chúa Jêsus Christ, gởi cho những kẻ cậy sự công bình của Đức Chúa Trời chúng ta và của Cứu Chúa là Đức Chúa Jêsus Christ, đã lãnh phần đức tin đồng quí báu như của chúng tôi”.
            Nhà chú giải Kinh thánh lỗi lạc người Anh là C. S. Lewis, từng viết rằng thần tánh của Đức Chúa Jêsus Christ không phải “là thứ mà bạn có thể đụng đến được, mà là thứ có thể nhìn thoáng qua ở từng điểm một, hầu cho bạn sẽ phải tháo gỡ toàn bộ mạng lưới mới lần ra được”.
            Lewis nói đúng. Mọi sự về Chúa Jêsus chỉ ra sự thực Ngài không những là Người trọn vẹn mà Ngài còn là Trời trọn vẹn nữa.
            Hãy hình dung một nhóm bạn hữu đang  nhóm lại để nói với bạn về đức tin Cơ đốc của bạn. Họ có một ý tưởng tổng quát về những gì Cựu Ước nói tới Đức Chúa Trời, nhưng họ đang phấn đấu với quan niệm cho rằng Đức Chúa Trời từng đến với trần gian trong hình thể con người. Thế rồi, có người hỏi bạn: “Nếu Đức Chúa Trời trở thành một con người, thì Ngài sẽ là  loại người nào?”
            Bạn đang ở đúng vị trí đó. Bạn trả lời thế nào với câu hỏi ấy?
Bài học:
            Trong bài học nầy, tôi muốn đề nghị một vài câu trả lời mà bạn sẽ cung ứng cho câu hỏi đó: “Nếu Đức Chúa Trời trở thành một con người, thì Ngài sẽ là loại người nào?”
I. Nếu Đức Chúa Trời trở thành một con người, Ngài phải có khả năng giải thích Cựu Ước.
            Thứ nhứt, nếu Đức Chúa Trời trở thành một con người, Ngài phải có khả năng giải thích Cựu Ước.
            Cựu Ước có hàng trăm câu nói như: “Đức Chúa Trời phán...” (Sáng thế ký 1:3; I Các Vua 3:11; v.v…) hay, “Đức Giêhôva phán…” (Sáng thế ký 4:6; Xuất Êdíptô ký 3:7; v.v…). Vì vậy, Đức Chúa Trời có thể cung ứng rõ ràng sự giải thích trọn vẹn những gì từng sách trong 39 sách Cựu Ước đã nói tới.
            Đây chính xác là những gì Chúa Jêsus đã phán dạy!
            Trải qua nhiều thế kỷ, vô số các nhà thần học đã nhắm vào sự dạy của Cựu Ước, nhưng Chúa Jêsus đã gạt hết qua một bên rồi phán cùng khán thính giả của Ngài ở một vài cơ hội: “Các ngươi đã nghe Kinh thánh chép … Nhưng ta phán cùng các ngươi…” (Mathiơ 5:21-22; cũng đối chiếu 5:27-28; 5:33-34).
            Ở lần sau cùng, Chúa Jêsus đã có một bữa ăn với hai người đang ra sức tìm hiểu Cựu Ước. Chúng ta đọc thấy rằng Chúa Jêsus phán với họ: Hỡi những kẻ dại dột, có lòng chậm tin lời các đấng tiên tri nói! (Luca 24:45).
            Ở một cơ hội khác, Ngài đi xa hơn rồi phán rằng hết thảy các sách Cựu Ước đều làm chứng về ta vậy (Giăng 5:39), rõ ràng xưng nhận rằng cách duy nhứt để hiểu Cựu Ước là nhìn thấy Cựu Ước đã chỉ thẳng về Ngài.
            Thực vậy, khi nói rằng chẳng có ai trong cõi lịch sử có khả năng giải thích Cựu Ước rõ ràng và đầy đủ như Chúa Jêsus đã làm là chính xác.
II. Nếu Đức Chúa Trời trở thành một con người, Ngài phải sống một đời sống trọn vẹn.
            Thứ hai, nếu Đức Chúa Trời trở thành một con người, Ngài phải sống một đời sống trọn vẹn.
            Cựu Ước chép rằng Đức Chúa Trời “trong sự thánh khiết, ai được vinh hiển như Ngài (Xuất Êdíptô ký 15:11)“đầy dẫy sự công bình” (Thi thiên 48:10). Nói khác đi, Đức Chúa Trời là trọn lành.
            Chúa Jêsus cũng một thể ấy!
            Kinh thánh chép rằng Chúa Jêsus bị thử thách trong mọi việc cũng như chúng ta, song chẳng phạm tội (Hêbơrơ 4:15).
            Kinh thánh hay khẳng định rằng Chúa Jêsus vốn chẳng biết tội lỗi (II Côrinhtô 5:21), rằng Ngài không lỗi không vít (I Phierơ 1:19), và Ngài là thánh khiết, không tội, không ô uế, biệt khỏi kẻ có tội (Hêbơrơ 7:26).
            Bạn có bao giờ tìm cách sống một đời sống  trọn vẹn chưa? Tôi đã cố gắng, và tôi đã thất bại rất tội nghiệp. Tôi thường khởi sự nổ lực của mình hầu sống trọn vẹn vào những ngày thứ Hai. Tuy nhiên, tôi không sao thực hiện được trước giờ ăn trưa vào ngày thứ hai. Tôi chẳng có khả năng làm điều chi để với tới sự trọn lành ấy.
            Tuy nhiên, Chúa Jêsus thì khác biệt hoàn toàn. Chẳng có một chỗ nào ghi lại một sơ xuất đạo đức nhỏ nhất nơi đời sống  của Ngài — chẳng hề có! Ở chiều hướng ấy, trừ ra Chúa Jêsus thì chẳng có ai khác trong cõi lịch sử có một lai lịch hoàn hảo không tì vít chi hết. Thực vậy, đời sống  đạo đức của Ngài chính xác là những gì chúng ta trông mong từ chính mình Đức Chúa Trời — sự trọn lành.
III. Nếu Đức Chúa Trời trở thành một con người, Ngài phải biết rõ mọi sự ai nấy đang suy nghĩ
            Thứ ba, nếu Đức Chúa Trời trở thành một con người, Ngài phải biết rõ mọi sự mà ai nấy đang suy nghĩ.
            Kinh thánh cho chúng ta biết rằng Đức Chúa Trời làĐức Chúa Trời thông biết mọi điều (I Samuên 2:3), và là Đấng có trí huệ trọn vẹn (Gióp 37:16). Hơn nữa, Đức Chúa Trời biết cả mọi sự (I Giăng 3:20).
            Cũng một việc ấy đã nói về Chúa Jêsus!
            Kinh thánh chép rằng Chúa Jêsus nhận biết mọi người (Giăng 2:24)tự hiểu thấu mọi điều trong lòng người ta (Giăng 2:25). Ở những chỗ khác, chúng ta đọc thấy Chúa Jêsus có mọi sự quí báu về khôn ngoan thông sáng (Côlôse 2:3).
            Vợ tôi có khi nói rằng cô ấy biết mọi điều tôi suy nghĩ. Và, may thay, nàng thuờng nói đúng! Nhưng, có lúc nàng cũng sai trật!
            Tuy nhiên, Chúa Jêsus không bao giờ phạm một sai lầm về việc nhìn biết mọi điều ai đó đang suy nghĩ.
IV. Nếu Đức Chúa Trời trở thành một con người, Ngài phải không thay đổi.
            Thứ tư, nếu Đức Chúa Trời trở thành con người, Ngài phải không thay đổi.
            Khi tôi nói rằng Đức Chúa Trời không thay đổi, tôi muốn nói rằng “Đức Chúa Trời không thay đổi trong ý định của Ngài, trong sự trọn vẹn, trong sự hiện hữu và trong mọi lời hứa của Ngài, tuy nhiên Đức Chúa Trời đang vận hành và rất tình cảm, và Ngài vận hành và tình cảm rất khác khi đáp ứng với từng hoàn cảnh khác nhau”.
            Vì thế, Đức Chúa Trời đã phán về chính mình Ngài: Vì ta là Đức Giê-hô-va, ta không hề thay đổi (Malachi 3:6). Một trong các tác giả Thi thiên đã đồng tình nói về Đức Chúa Trời: Song Chúa không hề biến cải, các năm Chúa không hề cùng (Thi thiên 102:27).
            Cũng chính lời lẽ ấy đã được áp dụng cho Chúa Jêsus!
            Thực vậy, tác giả thơ Hêbơrơ đã áp dụng chính xác chính lời lẽ đó cho Chúa Jêsus ở Hêbơrơ 1:12:Nhưng Chúa vẫn y nguyên, các năm của Chúa không hề cùng. Ông cũng nói y như thế:Đức Chúa Jêsus Christ hôm qua, ngày nay, và cho đến đời đời không hề thay đổi (Hêbơrơ 13:8).
            Và Giăng đã ghi lại Chúa Jêsus như đang phán: Ta là An-pha và Ô-mê-ga, là thứ nhất và là sau chót, là đầu và là rốt (Khải huyền 22:13).
V. Nếu Đức Chúa Trời trở thành một con người, Ngài phải có khả năng giải quyết bất kỳ khủng hoảng lương thực ngay tức khắc
            Thứ năm, nếu Đức Chúa Trời trở thành một con người, Ngài phải có khả năng giải quyết bất kỳ khủng hoảng lương thực nào ngay tức khắc.
            Đức Chúa Trời đã làm điều nầy trong Cựu Ước. Trong nhiều năm trời, Ngài đã gửi lương thực thật lạ lùng (chim cút và mana) để làm thoả mãn mọi nhu cần của dân sự Ngài khi họ phiêu bạt trong đồng vắng sau khi họ ra khỏi xứ Aicập (xem Xuất Êdíptô ký 16).
            Ở một dịp khác, trong chức vụ của tiên tri Êlisê, Đức Chúa Trời cũng tiếp trợ mọi nhu cần ít nhất 100 người với vài ổ bánh (II Các Vua 4:42-44).
            Chúa Jêsus cũng giải quyết một cuộc khủng hoảng về lương thực!
            Thật vậy, Chúa Jêsus đã giải quyết một cuộc khủng hoảng lương thực không những một lần mà là hai lần! Ngài đã lấy năm ổ bánh và hai con cá cho hơn 5.000 người ăn theo cùng một phương thức “ai nấy đều ăn no” với “đầy 12 giỏ” mẫu bánh thừa (đối chiếu Mathiơ 14:13-21).
            Ở một dịp khác, Chúa Jêsus đã sử dụng 7 ổ bánh và vài con cá nhỏ để làm thoả mãn mọi nhu cần của hơn 4.000 người, và 7 giỏ bánh còn thừa lại (đối chiếu Mathiơ 15:37-38).
VI. Nếu Đức Chúa Trời trở thành một con người, Ngài phải có khả năng chữa lành mọi thứ tật bịnh bất cứ khi nào Ngài chọn chữa lành cho.
            Thứ sáu, nếu Đức Chúa Trời trở thành một con người, Ngài phải có khả năng chữa lành mọi thứ tật bịnh bất cứ khi nào Ngài chọn chữa lành cho.
            Trong Cựu Ước, quyền phép của Đức Chúa Trời chữa lành như vậy khi Ngài phán cùng dân sự Ngài: vì ta là Đức Giê-hô-va, Đấng chữa bịnh cho ngươi (Xuất Êdíptô ký 15:26). Đức Chúa Trời có khả năng kết thúc những trận dịch như Ngài đã chọn (xem Mười Dịch Lệ ở Aicập).
            Chúa Jêsus cũng có khả năng chữa lành từng thứ tật bịnh nữa!
            Một trong các đặc điểm trước tiên bắt lấy một tân độc giả của các sách Tin Lành — những quyển sách thuật lại câu chuyện về đời sống  của Chúa Jêsus — thể nào Ngài thường chữa lành cho dân sự. Ngài cũng chữa lành cho nhiều người. Ngài đã chữa lành cho người mù, kẻ điếc, người câm, kẻ què, người phung, người bại — thực vậy, ở một chỗ kia chúng ta thấy Chúa Jêsus chữa lành mọi thứ tật bịnh trong dân (Mathiơ 4:23). Quyền phép chữa lành của Ngài trỗi hơn sự giải cứu về mặt thuộc thểchữa lành hết thảy những người bị ma quỉ ức hiếp (Công Vụ các Sứ Đồ 10:38). Chúa Jêsus thường chữa lành cho người ta ở chỗ cạn kiệt về mặt thuộc thể.
VII. Nếu Đức Chúa Trời trở thành một con người, Ngài có thể đem kẻ chết trở lại với sự sống 
            Thứ bảy, nếu Đức Chúa Trời trở thành một con người, Ngài có thể đem kẻ chết trở lại với sự sống.
            Đức Chúa Trời đã làm việc nầy trong thời Cựu Ước. Ngài đã sử dụng tiên tri Êli đem con trai của bà goá trở lại với sự sống  (đối chiếu I Các Vua 17:17-24).
            Đức Chúa Trời cũng sử dụng tiên tri Êlisê phục hồi sự sống cho một đứa trẻ khác (đối chiếu II Các Vua 4:8-37).
            Chúa Jêsus cũng đem kẻ chết trở lại với sự sống!
            Thực vậy, Chúa Jêsus đã đem kẻ chết trở lại với sự sống mấy lần! Ngài đã đem ít nhất ba người trở lại với sự sống, kể cả người đã bị chôn bốn ngày rồi (đối chiếu Luca 7:11-17; Mathiơ 9:18-26; Giăng 11:1-44).
            Lý do Chúa Jêsus có quyền đem kẻ chết lại sống là vì Ngài có quyền phép thắng hơn sự chết.
VIII. Nếu Đức Chúa Trời trở thành một con người, Ngài phải điều khiển các yếu tố thiên nhiên
            Thứ tám, nếu Đức Chúa Trời trở thành một con người, Ngài phải điều khiển các yếu tố thiên nhiên.
            Trường hợp ai cũng biết trong Cựu Ước nói về Đức Chúa Trời điều khiển các yếu tố thiên nhiên đã xảy ra ở tại Biển Đỏ. Đức Chúa Trời đã cầm biển lại để cho dân Israel có thể băng qua như đi trên đất khô đến bờ bên kia tránh thoát quân Aicập đang truy đuổi (đối chiếu Xuất Êdíptô ký 14:1-31).
            Ở một dịp khác, Đức Chúa Trời đã cầm nước của sông Giôđanh lại để cho dân sự của Đức Chúa Trời có thể băng qua như đi trên đất khô mà vào trong Đất Hứa (đối chiếu Xuất Êdíptô ký 3:1-17).
            Chúa Jêsus đã chứng tỏ chính quyền điều khiển đó trên các yếu tố thiên nhiên!
            Khi Chúa Jêsus cùng các môn đồ Ngài bị kẹt trong “sóng gió” trên Biển Galilê và các môn đồ nghĩ chắc chắn họ sẽ bị nhận chìm, Chúa Jêsus khiến gió và sóng phải bình tịnh thì liền bình tịnh và yên lặng như tờ (Luca 8:24). Thật là kinh ngạc khi thấy các môn đồ đều “sợ hãi”, vá nói với nhau:Người nầy là ai, khiến đến gió và nước, mà cũng phải vâng lời người? (Luca 8:25).
IX. Nếu Đức Chúa Trời trở thành một con người, rồi không cứ cách nào đó bị đặt vào chỗ chết, Ngài phải trở lại với sự sống 
            Và thứ chín, nếu Đức Chúa Trời trở thành một con người và không cứ cách nào đó bị đặt vào chỗ chết, Ngài phải trở lại với sự sống.
            Điều nầy là thực rất hiển nhiên, một khi Ngài là “Đức Chúa Trời hằng sống” (Phục truyền luật lệ ký 33:27).
            Tuy nhiên, đây chính xác là những gì Chúa Jêsus đã có!
            Sau khi Chúa Jêsus bị hành hình công khai trên một cây thập tự của người Lamã và bị chôn trong một ngôi mộ đã đuợc canh giữ bởi lính tráng Lamã, Ngài đã hiện ra nhiều lần với các môn đồ Ngài. Thực vậy, Kinh thánh chép rằng Chúa Jêsus đã lấy “nhiều chứng cớ tỏ ra mình là sống” (Công Vụ các Sứ Đồ 1:3) trước khi Ngài “được đem lên trời” (Mác 16:19).
            Có nhiều chứng cớ nữa cho sự phục sinh của Chúa Jêsus hơn bất kỳ bằng chứng lịch sử nào khác nữa trong lịch sử cổ đại. Trong thế kỷ qua, có một vài cá nhân quan trọng đã thực thi phần việc minh chứng sự phục sinh của Chúa Jêsus là sai lầm. Nhưng trong từng trường hợp mà tôi đã biết, hết thảy họ đều bị thuyết phục sự phục sinh của Chúa Jêsus là có thật.
            Tôi cũng rất ấn tượng bởi sự chống đối mới đây đối với Chúa Jêsus (và Cơ đốc giáo) bằng những kẻ được gọi là những “tay vô thần mới”. Họ luận rằng chẳng có một minh chứng nào về Đức Chúa Trời cả. Vấn đề, như tôi xem thấy, ấy là họ đang tìm minh chứng khoa học nói tới sự tồn tại của Đức Chúa Trời, khi sự thực cho thấy, bằng chứng không nằm trong khoa học mà nằm trong lịch sử. Một luật sư, trong một vụ giết người trình bày bằng chứng cho vụ án của ông. Ồ, ông ta có thể sử dụng một số bằng chứng khoa học để hỗ trợ cho ca xử của ông, song về mặt cơ bản, ông ta đang tìm cách minh chứng rằng ngưyên cáo đã có mặt ở một thời điểm và một nơi chốn đặc biệt, rồi vì thế đã phạm tội giết người. Tương tự thế, trong việc nhìn vào bằng chứng nói tới Chúa Jêsus, người ta phải nhìn vào bằng chứng lịch sử kìa.
Phần kết luận:
            Thành thực mà nói, đối với hạng người biết suy nghĩ, chín vấn đề trên đấy rất có ấn tượng.
            Như quí vị biết đấy, có nhiều sự tranh cãi về việc xác định con người. Một sơ lược tiểu sử chỉ là một danh sách các đặc điểm thuộc về một người nào đó. Các đặc điểm nầy sau đó được đưa vào cơ sở dữ liệu có cần nếu có vấn đề.
            Nếu một người lập hồ sơ rút tỉa hết mọi dữ liệu theo Kinh thánh mà chúng ta có về Đức Chúa Trời, sau đó nhìn vào đối tượng giữa vòng sáu tỉ người đã từng sống trên hành tinh địa cầu, người ấy sẽ tìm gặp đúng một đối tượng — ấy là Đức Chúa Jêsus Christ ở thành Naxarét!
            Chúa Jêsus thực sự là Đức Chúa Trời. Ngài thực sự đã trở thành một con người.
            Thắc mắc là: tại sao Ngài lại phải như thế?
            Chúa Jêsus phán rằng Bởi Con người [nghĩa là, Chúa Jêsus] đã đến tìm và cứu kẻ bị mất (Luca 19:10).
            Chúa Jêsus đã đến để cứu người nào bị hư mất vì cớ tội lỗi của họ — và bao gồm cả thảy chúng ta nữa.
            Chúa Jêsus đã sống một đời sống trọn vẹn, vô tội. Hiển nhiên, Ngài đã chịu chết trên thập tự giá của người Lamã để trả giá án phạt dành cho tội lỗi, song không phải tội lỗi của Ngài, vì Ngài chẳng có tội chi hết. Ngài đã trả giá cho hạng tội nhân giống như bạn và tôi.
            Và vì vậy, Lễ Giáng Sinh nầy tôi mời quí vị, nếu quí vị chưa hề làm như vậy, hãy nhìn nhận với Đức Chúa Trời bạn là một tội nhân. Hãy công nhận rằng bạn đáng phải trả giá án phạt vì chính tội lỗi của bạn. Hãy cầu xin Chúa Jêsus trả giá án phạt cho tội lỗi của bạn.
            Nếu bạn xây khỏi tội lỗi mình và tin cậy nơi Đức Chúa Jêsus Christ, bạn sẽ thấy Đức Chúa Trời tha thứ cho bạn và ưng ban món quà sự sống đời đời cho.
            Tôi nguyện rằng bạn sẽ làm điều đó ngay hôm nay. Amen.